Giới Thiệu Về Ngói Âm Dương

TTH09504

    Ngói Âm Dương là một loại ngói đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong các công trình truyền thống mang tính cổ xưa, chúng nắm vai trò đặc biệt trong thiết kế kiến trúc Á Đông nói riêng và Châu Á nói chung. Ngày nay, loại ngói này còn được dùng trong nhiều công trình từ Bắc chí Nam, từ những ngôi nhà ở phố cổ Hội An đến đình làng quê hay những biệt thự thành phố thiết kế sang trọng. Nó mang lại cho công trình kiến trúc vẻ đẹp truyền thống và bền bỉ với thời gian.

                                Lăng Tự Đức - Nơi an giấc đầy nhã nhặn của vị vua uyên bác với tâm hồn thi sĩ 7

                                                                                                                       Ảnh sưu tầm

                                        bo%20tieu%20chi

Cố đô Huế ( Ảnh sưu tầm)

         Vậy  Ngói Âm Dương là gì? Ngói Âm Dương gồm có những loại nào, ưu nhược điểm ra sao và cách sử dụng như thế nào? 

1. Ngói Âm Dương hay còn có tên gọi là Ngói Lưu Ly là một loại ngói đặc biệt, ngói đi theo cặp, một cặp bao gồm: một viên âm và một viên dương. Ngoài ra còn có ngói viền âm, ngói viền dương với họa tiết tỉ mỉ, tinh xảo nhằm tăng độ thẩm mỹ cho mái ngói .

z4797057494711 b6850686f6c136533bb678b964c2c4e4    z4797057462455 cf6036283fe6f5c7d2244a9e915190bc

          Viên ngói  âm thường có hình chữ nhật, cong nhẹ ở giữa tạo độ trũng mềm mại vừa phải.

z4795089599431 d2945b0890a27cdd6e5bf540f0747a26      z4795089597873 84877b6686248c54b6a8700bc8d35356

           Viên ngói dương có hình trụ tròn khuyết. giống hình đốt tre hay hình ống. Một viên ngói có hai đầu, một to, một nhỏ. Đầu nhỏ hơn sẽ có gờ từ đó giúp cho việc lợp ngói dễ dàng hơn và độ kết dính giữa các viên gạch cũng tốt hơn.

z4795089609804 345d8dc4ae70b0eb128dad2f3697f067

            Khi lợp ngói, sẽ đan xen một viên ngói dương nằm giữa hai viên ngói âm. Sự xuất hiện của chúng đem tới tính thẩm mỹ và giúp yếu tố phong thủy âm dương hài hòa, đem lại sinh khí cho con người.Chính vì ý nghĩa mái ngói âm dương  như vậy mà những ngôi nhà mái ngói âm dương luôn tồn tại ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Những con phố cổ kính nhuộm màu rêu phong, những ngôi chùa linh thiêng và uy nghiêm không chỉ mang dấu ấn kiến trúc khác lạ mà còn chứa đựng chiều sâu của lịch sử về  ngói âm dương.

TTH09476 1     TTH09461    TTH08934 1     TTH08933

 
   2. Phân loại Ngói Âm Dương

     Có 2 tiêu chí để phân loại Ngói Âm Dương

    a. Phân loại theo chất liệu:

    Theo nguyên liệu làm, Ngói Âm Dương được chia thành ngói đất nung và ngói tráng men. 

       – Ngói Âm Dương Gốm: Thường có màu đỏ tươi và có khả năng hạn chế việc hấp thụ ánh sáng rất tốt. Chính vì thế, sử dụng loại ngói này thì nhà vô cùng mát mẻ, tiết kiệm được một phần chi phí cho quạt hay điều hòa trong mùa hè oi bức.

            TTH09493                  TTH09498

      – Ngói Âm Dương tráng men: Có độ bền màu rất cao, không lo bị phai nhạt màu. Đặc biệt, chúng có khả năng chống thấm nước, rêu mốc nên tạo ra vẻ đẹp hoàn hảo cho mái nhà, không lo chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết mưa nắng.  Màu sắc của loại ngói này cũng rất đa dạng từ các màu men cổ như xanh, đỏ, vàng cho tới những màu sắc tươi tắn hiện đại như vàng nghệ, ghi, xanh dương…

TTH09455 TTH09447 TTH09453 TTH08942 TTH08945 TTH08930

  b. Phân loại theo kích thước:

           Size Trung: 20×20 cm. Số lượng: 27 cặp/ m2. Ngói viền: 5 cặp/1m dài.

           Size Tiểu: 15×15 cm. Số lượng: 43 cặp/ m2. Ngói viền: 6 cặp/ 1m dài.

  3. Những ưu điểm vượt trội của Ngói Âm Dương 

          Giá trị thẩm mỹ cao: Sự kết hợp giữa âm dương, hoàn hảo trong đường nét. Uốn lượn nhẹ nhàng, uyển chuyển tạo độ mềm mại cho công trình xây dựng. Vẻ đẹp mà loại ngói này mang lại cho ngôi nhà chắc chắn là một điều không cần phải bàn cãi.

         Về ý nghĩa phong thuỷ: Ngay từ cách đặt tên của loại ngói này cũng thể hiện phần nào ý nghĩa của nó. Âm-dương, hai khái niệm tượng trưng cho nhiều quan điểm, hình thái, vạn vật của trời đất. Âm- dương cũng tượng trưng cho Trời- Đất hòa hợp với nhau. Mang lại nhiều điều may mắn, bình an cho gia chủ. 

         Về giá trị sử dụng: Ngói âm dương được nung ở nhiệt đô cao nên có độ bền lâu hơn so với các loại ngói khác. Ngoài ra ngói cũng có khả năng chống thấm tốt hơn. Nhờ cấu tạo đặc biệt vòng ngửa vòng úp nên mái ngói có tác dụng tạo khoảng trống giúp thoáng khí, thông gió cho mái nhà, giúp quá trình thoát nước dễ dàng.

 4. Cách sử dụng Ngói Âm Dương

         Có hai cách lợp mái ngói âm dương là lợp ngói trên mái bê tông và lợp ngói trên mái gỗ. Khi lợp cần đảm bảo đúng kỹ thuật, mật độ để đảm bảo chất lượng, sự thông thoáng kết dính và vẻ đẹp cho công trình.

         a. Cách lợp Ngói Âm Dương trên mái bê tông

lop ngoi tren mai be tong 4  lop ngoi tren mai be tong   

lop ngoi tren mai be tong 2  lop ngoi tren mai be tong 3

      Sau đây là 6 bước để thi công Ngói Âm Dương đúng kỹ thuật trên mái bê tông:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt ngói. Công đoạn vận chuyển ngói phải được tiến hành hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng để đảm bảo ngói không bị vỡ hỏng, đổ nát.
  • Bước 2: Thực hiện quét chống thấm. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật lợp ngói âm dương để nhà của bạn không bị thấm nước.
  • Bước 3: Lợp ngói. Khi lợp bạn phải đảm bảo lợp từ giữa sang hai bên để đảm bảo sự đồng nhất và chính xác vị trí ngói lợp. Điều này cũng giúp bạn lợp được ngói nhanh hơn và có được mái ngói đồng đều và đẹp mắt.
  • Bước 4: Dán ngói lên bề mặt mái. Người thợ xây sẽ đổ hồ lên và cố định viên ngói chặt vào mái. Sau khi lợp xong, tại từng vị trí dán, người thợ sẽ loại bỏ phần vữa thừa của hồ để trả lại vẻ đẹp và sự gọn gàng cho mái ngói.
  • Bước 5: Làm viền đuôi mái. Người thợ trát hồ lên chỉ mái, đuôi mái ngôi nhà. Tiếp đó tạo viền thật đẹp để hoàn thiện việc lợp ngói âm dương.
  • Bước 6: Kiểm tra lần cuối toàn bộ mái nhà, điều chỉnh những sai sót để có được một mái nhà bằng ngói âm dương đẹp và chắc chắn nhất.

          b. Cách lợp Ngói Âm Dương trên mái gỗ

lop ngoi tren mai go 1  lop ngoi tren mai go 2

       Kỹ thuật lợp Ngói Âm Dương trên mái gỗ cũng trải qua các công đoạn tương đối giống với lợp trên mái bê tông. Tuy nhiên cách lợp trên mái gỗ cũng có sự khác biệt nhỏ sau:

  • Các thanh gỗ của mái nhà cần đóng cách nhau một khoảng trung bình 50cm.
  • Các thanh gỗ đóng so le nhau khoảng 10 đến 15cm.

       Điều này phải được tiến hành chính xác để các viên ngói có thể xếp thành các hàng lần lượt sấp ngửa và đan lồng vào nhau kết dính nhất.

5. Mua Ngói Âm Dương ở đâu?

                            CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MAI HẢO

                       Chuyên cung cấp Ngói Âm Dương, Ngói Mũi Hài, Ngói Vảy Cá trên toàn quốc

                       Địa chỉ: Số nhà 29, Ngõ 153, Thôn 3, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội

                      Điện thoại: 0977263181

                     Email: tienhovan07041987@gmail.com

                     Website: https://gomsumaihao.com/

 

Để lại một bình luận

Contact Me on Zalo
0977263181